Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về thuật ngữ pip thì lần này sẽ tiếp tục là một thuật ngữ căn bản khác trong forex nhưng cũng vô cùng quan trọng, đó là spread. Nếu pip là đơn vị đo lường cho sự biến động giá cả, cũng là đơn vị đo lường lợi nhuận/thua lỗ của một giao dịch thì spread lại là một đại lượng, mà đơn vị đo lường cho đại lượng này lại chính là pip. Vì thế mà 2 khái niệm pip – spread luôn đi đôi với nhau, khi nói đến spread, người ta sẽ nói ngay đến spread bằng bao nhiêu pip
Trong giao dịch forex, spread lại là một loại chi phí mà các bạn phải trả cho nhà môi giới, bên cạnh commission (phí hoa hồng) và swap (phí qua đêm) nhưng spread chính là loại chi phí quan trọng nhất trong số đó.
Vậy thì, Spread là gì? Spread được tính như thế nào? Tại sao spread lại là một loại chi phí giao dịch?… chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tất cả những nội dung đó trong bài viết này. Cùng theo dõi nhé.
Spread là gì?
Trước khi đi vào làm rõ spread là gì, chúng ta sẽ cùng nhắc lại một chút về 2 khái niệm giá Bid, giá Ask.
Trên phần mềm giao dịch, các bạn sẽ luôn thấy các cặp tiền hay bất kỳ loại tài sản nào cũng đều được báo giá bởi 2 loại giá khác nhau, đó chính là giá Bid và giá Ask.
Giá Bid là giá khớp lệnh khi các bạn đặt lệnh Sell và giá Ask là giá khớp lệnh khi các bạn đặt lệnh Buy. Giá Bid luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá Ask. Điều này khá dễ hiểu vì giá mua vào lúc nào cũng sẽ cao hơn giá bán ra.
Ví dụ: các ngân hàng thường sẽ niêm yết tỷ giá hối đoái theo dạng như sau: USD/VND: 23,340/56. Cách niêm yết này được hiểu là giá Bid = 23,340 còn giá Ask = 23,356. Khi các bạn đến ngân hàng để mua đô la Mỹ thì tỷ giá được áp dụng là 23,356, còn nếu các bạn đem đô la Mỹ đến ngân hàng để bán đổi lấy VND thì tỷ giá áp dụng sẽ là 23,340. Giả sử các bạn mua vào, bán ra trong cùng một ngày thì chênh lệch giữa giá mua và bán chính là khoản lỗ mà các bạn phải chịu.
Tham khảo : mở tài khoản liteforex
Vậy thì, trong giao dịch forex, spread chính là chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra hay chênh lệch giữa giá Ask và giá Bid tại cùng một thời điểm.
Trên phần mềm giao dịch MT4, để xem spread của các công cụ giao dịch, tại khu vực Market Watch, các bạn bấm chuột phải vào một dòng tỷ giá bất kỳ rồi chọn Spread, cột có hình dấu chấm than (!) chính là cột spread.
Hoặc khi các bạn mở hộp thoại order của loại tài sản cần giao dịch, các bạn cũng sẽ xem được spread dưới dạng biểu đồ.
Cách tính spread trong forex
Spread là chênh lệch giữa giá Ask và giá Bid của một công cụ giao dịch bất kỳ tại cùng một thời điểm.
Spread = giá Ask – giá Bid. Đơn vị đo lường spread chính là pip.
Cột hình chấm than ở trên thể hiện spread theo đơn vị pipettes, để quy đổi sang pip, các bạn chỉ cần chia cho 10.
Ví dụ: tỷ giá hiện tại của cặp AUD/USD: Bid: 0.77090, Ask: 0.77111. Chênh lệch của cặp AUD/USD ở thời điểm này = 0.77111 – 0.77090 = 2.1 pips = 21 pipettes.
Sở dĩ trong khái niệm spread không thể thiếu yếu tố tại cùng một thời điểm vì tỷ giá của tài sản trên thị trường luôn luôn thay đổi. Ở thời điểm này, spread của nó là 2.1 pips nhưng chỉ 1 phút sau, spread của nó có thể giảm xuống còn 1.1 pips hoặc tăng lên đến 3.5 pips.
Tại sao spread là một loại chi phí giao dịch?
Quay trở lại ví dụ về việc các bạn mua, bán đô la Mỹ tại ngân hàng ở trên. Trong trường hợp các bạn mua vào USD với giá Ask và sau đó bán ra ngay trong ngày với giá Bid, tỷ giá của cặp EUR/USD trong ngày không đổi, các bạn không có lợi nhuận hoặc thua lỗ từ giao dịch ngắn hạn này nhưng chênh lệch giữa giá Ask và Bid đã khiến cho khoản tiền mặt ban đầu bị giảm xuống, thì đó chính là chi phí giao dịch mà các bạn phải trả cho ngân hàng.
Tham khảo : pip forex là gì
Giờ xét trên thị trường forex, khi mà tỷ giá của các cặp tiền thay đổi liên tục mỗi giây, mỗi phút, sẽ rất hiếm có trường hợp các bạn mua vào, bán ra ngay lập tức mà tỷ giá vẫn không thay đổi.
Các cây nến trên đồ thị giá đang giao động theo mức giá Bid. Thông thường, phần mềm giao dịch sẽ mặc định một đường giá Bid thôi, chúng tôi thêm vào đường giá Ask để mô tả cho các bạn quá trình đặt lệnh và spread được ghi vào chi phí giao dịch như thế nào. Các bạn cũng có thể thêm vào đường giá Ask bằng cách cài đặt đồ thị giá trong phần mềm của mình.
Bấm chuột phải vào biểu đồ giá, chọn Properties, chọn tab Common, sau đó tick vào ô Show Ask Line, rồi bấm OK là xong.
- Trường hợp 1: đặt lệnh Sell
Khi đặt lệnh Sell thì giá khớp lệnh sẽ là giá Bid, đồng nghĩa với việc lệnh của bạn được ghi nhận trên biểu đồ trùng với đường giá Bid ở thời điểm khớp lệnh.
Khi đóng lệnh để chốt lợi nhuận, thay vì giá khớp lệnh sẽ trùng với mức giá Bid đang chạy trên biểu đồ thì lúc này, giá khớp lệnh lại là giá Ask (vì đóng lệnh đồng nghĩa với mở một vị thế đối nghịch so với khi đặt lệnh), lúc này, lệnh của bạn được đóng lại tại đường giá Ask.
Việc khớp lệnh này khiến cho lợi nhuận của bạn giảm đi một phần, bằng với chênh lệch giữa giá Ask và Bid tại thời điểm đóng lệnh hay spread của cặp tỷ giá ở thời điểm đóng lệnh. Đây chính là chi phí giao dịch mà bạn phải trả cho sàn.
- Trường hợp 2: đặt lệnh Buy
Khi đặt lệnh Buy, giá khớp lệnh là giá Ask, mà giá đang chạy trên đồ thị lại là giá Bid nên lệnh của bạn sẽ được khớp tại đường giá Ask, cao hơn một đoạn so với mức giá đang chạy trên đồ thị.
Việc khớp lệnh khi mở lệnh Buy này khiến cho lợi nhuận của bạn bị giảm đi một phần (trong trường hợp giá đi đúng xu hướng) hoặc thua lỗ cộng thêm một phần (trong trường hợp giá đi ngược xu hướng), chính bằng spread của cặp tỷ giá tại thời điểm mở lệnh. Đây là chi phí giao dịch mà bạn phải trả cho sàn.
Khi đóng lệnh, giá khớp lệnh sẽ là giá Bid, lệnh của bạn được khớp ngay lại mức giá hiện tại đang chạy trên đồ thị, bạn không phải chịu thêm khoản phí nào nữa.
Tóm lại:
- Khi mở lệnh Sell, spread được ghi nhận vào chi phí giao dịch tại thời điểm đóng lệnh.
- Khi mở lệnh Buy, spread được ghi nhận vào chi phí giao dịch tại thời điểm mở lệnh.
Spread tại thời điểm mở lệnh và đóng lệnh có thể khác nhau, phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá nên chi phí giao dịch mà các bạn phải trả cho lệnh Buy và Sell có thể khác nhau.
Ví dụ: cặp EUR/USD có tỷ giá hiện tại là 1.21930/1.21932, spread tại thời điểm hiện tại là 0.2 pips.
- Nếu đặt lệnh Buy, chi phí ghi nhận ngay tại thời điểm mở lệnh nên 0.2 pips là chi phí mà bạn phải trả cho lệnh này, dù tại thời điểm đóng lệnh spread có tăng hay giảm.
- Nếu đặt lệnh Sell, chi phí ghi nhận tại thời điểm đóng lệnh. Giả sử lúc đóng lệnh, tỷ giá của EUR/USD thay đổi thành 1.21300/1.21303, spread lúc này là 0.3 pips, cũng là chi phí mà bạn phải trả cho lệnh này.
Vì đơn vị đo spread là pip nên các bạn sẽ dễ dàng tính được giá trị của spread theo loại tiền tệ bất kỳ, do đó, các bạn sẽ tính được mỗi giao dịch, chi phí phải trả cho sàn (không tính commission, swap) là bao nhiêu.
Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để tìm hiểu thêm về top 10 sàn forex lớn nhất thế giới