Cách sử dụng EMA trong giao dịch
Chỉ báo trung bình động MA trong phân tích kỹ thuật là một công cụ không thể thiếu đối với nhà giao dịch. Trong trading có rất nhiều loại đường trung bình động (đường MA), tuy nhiên loại MA được sử dụng nhiều nhất đó chính là trung bình động lũy thừa (Exponential Moving Average – EMA), với cách tính trung bình theo cấp số nhân, giúp các nhà giao dịch có góc nhìn trực quan và chính xác hơn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu về ema là đường gì , cách tính của nó và cách sử dụng trong phân tích kỹ thuật nhé.
Đường EMA là gì?
Đường EMA là một trong 2 loại đường Trung bình động (Moving Average – MA) được sử dụng phố biến nhất.
EMA thuộc nhóm chỉ báo rất thông dụng trong phân tích kĩ thuật, nó giúp xác định trọng số của những dữ liệu gần nhất, với tính toán đó nó giúp cho đường đi chuẩn xác hơn so với những đường MA đơn giản.
Tức là EMA phản ứng nhanh và chính xác hơn về sự thay đổi trong hành động giá của một cặp tiền nào đó. EMA là một phần quan trọng trong chiến lược của nhiều nhà giao dịch; bởi nó có thể phát huy tác dụng hiệu quả nhất khi kết hợp với những chỉ báo kỹ thuật khác nhau.
Đặc điểm của đường EMA
EMA là công cụ theo sau xu hướng tốt hơn vì nó có trọng số cao hơn cho các dữ liệu mới nhất và có những thay đổi nhanh hơn so với đường SMA.
Độ dốc của EMA tăng lên phản ánh tâm trạng lạc quan và giảm xuống thể hiện tâm trạng bi quan.
Khung thời gian quan sát tương đối hẹp làm cho đường EMA nhạy cảm với biến động giá, nghĩa là nó sớm bắt theo xu hướng, nhưng lại dễ dàng bị mắc bẫy. Bẫy là sự đảo chiều nhanh chóng của tín hiệu giao dịch. EMA với khung thời gian quan sát dài hơn tạo ra ít bẫy hơn nhưng bỏ lỡ các điểm đảo chiều nhiều hơn. Do đó cần chọn khung thời gian dài hạn hơn khi giao dịch.
Xem thêm : làm ib là gì
Công thức tính EMA
Để tính EMA, chúng ta phải thực hiện 3 bước:
Bước 1: Tính đường trung bình động giản đơn SMA cho giá trị EMA ban đầu. Đường trung bình động hàm mũ (EMA) phải bắt đầu từ một vị trí cụ thể trong quá khứ, do đó, đường trung bình động giản đơn SMA được sử dụng như EMA của chu kỳ trước trong lần tính toán đầu tiên.
Bước 02: Thứ hai, tính toán hệ số nhân.
Bước 03: Tính Trung bình động theo hàm mũ cho mỗi khoảng thời gian giữa giá trị EMA ban đầu và thời gian hiện tại bằng cách sử dụng giá, số nhân và giá trị EMA của khoảng thời gian trước đó.
Công thức tính:
EMA [today] = (Price [today] x K) + (EMA [yesterday] x (1 – K))
Trong đó:
- K = 2 ÷(N + 1)
- N = chu kỳ của EMA (VD: 5 ngày, 10 ngày hoặc 10 giờ, 20 giờ…)
- Price [today] = Giá đóng cửa của nến hiện tại.
- EMA [yesterday] = Giá trị EMA của nến trước đó
- EMA [today] = Giá trị EMA của nến hiện tại
Việc chọn giá trị đầu tiên tính toán EMA được xử lý theo một trong hai cách sau:
- Cách thứ nhất: Bạn có thể bắt đầu bằng cách tạo trung bình đơn giản của số cố định đầu tiên (N) và sử dụng giá trị đó để tính toán EMA.
- Cách thứ hai: Bạn có thể sử dụng điểm dữ liệu đầu tiên (thường là giá đóng) làm giá trị đầu tiên và sau đó tính toán EMA từ thời điểm đó trở đi.
Xem thêm : sàn giao dịch forex tốt nhất
So sánh giữa EMA và SMA
Đầu tiên, chúng ta hãy điểm qua ví dụ với SMA 5 trên biểu đồ ngày.
Với giá đóng cửa của 5 ngày qua:
- Ngày 1: 1.3172
- Ngày 2: 1.3231
- Ngày 3: 1.3164
- Ngày 4: 1.3186
- Ngày 5: 1.3293
Ta tính được SMA như sau:
(1.3172 + 1.3231 + 1.3164 + 1.3186 + 1.3293) / 5 = 1.3209
Giả sử, có một tin tức được công bố vào ngày thứ 2 khiến giá rớt mạnh về vùng về vùng 1.3000. Lúc này, thay 1.3000 vào công thức bên trên, ta có được SMA mới:
(1.3172 + 1.3000 + 1.3164 + 1.3186 + 1.3293) / 5 = 1.3163
Như vậy, giá trị đường SMA đã thấp hơn nhiều so với kết quả ta có ban đầu, khiến trader nghĩ giá đổi chiều đi xuống nhưng thực ra sự biến động ngày hai chỉ là do tin xấu ảnh hưởng mà thôi.
Đến đây, ta có thể thấy vấn đề tồn tại là do SMA quá đơn giản và không lọc được hết những tín hiệu nhiễu. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế này, những người tham gia trade coin cần dùng đến đường EMA.
Khác với SMA, EMA sẽ đặt trọng số vào những kỳ gần nhất, cụ thể là giá ở ngày 3, 4 và 5 ở ví dụ trên, nghĩa là những thay đổi ngày 2 sẽ ít giá trị và không tạo ra tác động lớn như SMA.
Tóm lại, EMA chú trọng đến những hành động giá gần hơn những dữ liệu quá xa theo dòng thời gian.
Ví dụ dưới đây sẽ cho bạn thấy rõ sự khác biệt giữa SMA và EMA trên cùng 1 dữ liệu biểu đồ.
Bạn có thể thấy đường EMA 30 màu đỏ có vẻ gần với giá hơn so với đường SMA30 màu xanh, nghĩa là EMA đại diện chính xác hơn những biến động giá gần nhất.
Tóm lại:
- Nếu SMA cho thấy đồ thị mềm mại, ít nhạy với thị trường giúp trader tránh khỏi những tín hiệu sai nhưng lại phản ứng chậm khiến việc nhận biết tín hiệu chậm.
- EMA phản ứng nhanh và thể hiện được biến động giá gần nhất, nhưng cũng chính vì biến động nhanh nên dễ khiến trader có tín hiệu sai.
Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để tìm hiểu thêm về tín hiệu forex telegram